KIM LOẠI G7 là gì?
KINH DOANH KIM LOẠI là gì?
Phụ kiện Inox
Phụ kiện Inox là các loại phụ kiện được sản xuất từ Inox, đóng vai trò quan trọng, được ứng dụng nhiều trong sản xuất và đời sống. Nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, phụ kiện inox được sản xuất với sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại cũng như được chế tạo từ các loại inox khác nhau (Inox304/ Inox201/ Inox316/ Inox430).
Tham khảo thêm: Inox | Thép không gỉ
Các loại phụ kiện Inox
Phụ kiện Inox được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như:
-
Mặt bích Inox, cut inox
-
Tê hàn công, van bi tay gạt công, co inox
-
Ống inox vi sinh, phụ kiện vi sinh inox…
Mỗi chủng loại phụ kiện lại được sản xuất theo các kích thước khác nhau, loại inox khác nhau hoặc theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Thành phần cấu tạo của phụ kiện Inox
-
Inox 304 (SUS 304): 8,1% niken + 1% mangan
Đây là loại inox được sử dụng phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay. Inox 304 có khả năng chống ăn mòn cao hơn rất nhiều so với inox 201 nên được sử dụng trong các mối hàn hoặc ngành dệt nhuộm do hầu như không bị ăn mòn bởi các loại axit vô cơ.
Để phân biệt inox 304, khi dùng nam châm thử sẽ không bị hút, dùng axit sẽ không có phản ứng và khi dùng thuốc thử chuyên dụng inox 304 sẽ chuyển sang màu xanh.
-
Inox 201 (SUS 201): 4.5% niken + 7.1% mangan
Đây là loại inox được sử dụng rất phổ biến trong dân dụng. Inox 201 ra đời sau inox 304 và inox 430, độ bền tốt hơn inox 430 và kém hơn inox 304. Inox 201 dễ bị hoen gỉ và xuất hiện những lỗ li ti trên bề mặt trong quá trình sử dụng nên người dùng cần bảo vệ bề mặt sản phẩm cẩn thận.
Để phân biệt inox 201, chúng ta có thể dùng nam châm sẽ thấy inox 201 hút nhẹ, dùng axit sẽ có hiện tượng sủi bọt và dùng thuốc thử chuyên dụng inox 201 sẽ chuyển sang màu đỏ gạch.
-
Inox 316 (SUS 316): 10%- 14% niken + 2% mangan
Inox 316 được đánh giá rất cao ở khả năng chống chịu nhiều loại hóa chất khác nhau, hơn cả inox 304 và inox 201. Đặc biệt đối với khả năng chống rỗ bề mặt và khả năng chống ăn mòn các kẽ hở trong môi trường Cloride ở nhiệt độ thường.
-
Inox 430 (SUS 430): 0% niken
Inox 430 có chất lượng thấp nhất trong các loại inox trên, do đó tuổi thọ của các sản phẩm sử dụng inox 430 sẽ thấp hơn các sản phẩm khác nên ngày càng ít được sử dụng trong dân dụng.
Đặc tính nổi bật nhất của inox 430 là bị nhiễm từ nên chúng ta có thể phân biệt bằng cách sử dụng nam châm, sẽ thấy inox 430 bị hút.
Ưu điểm của các loại phụ kiện Inox
Phụ kiện inox có khả năng chống ăn mòn tốt hơn các loại phụ kiện từ các loại chất liệu khác:
-
Khả năng chống ăn mòn cao khi tiếp xúc với các loại hóa chất.
-
Khả năng chống gỉ trong các ngành kiến trúc, môi trường, chế biến thực phẩm.
-
Khả năng chống ăn mòn trong ngành dệt nhuộm và trong loại acid vô cơ.
-
Khả năng chịu nhiệt cao, thể hiện khả năng oxy hóa ở nhiệt độ 870 độ C và tiếp tục lên đến 925 độ C trong những trường hợp yêu cầu độ bền cao.
Quy trình sản xuất phụ kiện Inox
-
Quy trình sản xuất các phụ kiện inox tương đối phức tạp và cần đến sự chú ý kỹ càng trong sản xuất để đưa ra những sản phẩm tốt nhất.
-
Khi sản xuất inox cần sử dụng đến lò hồ điện quang để các hợp kim crom cùng các mảnh vụn thép không gỉ được tiếp xúc với các điện cực carbon. Điện hoạt động sẽ được truyền vào các điện cực. Nhiệt độ khi nóng lên đến một mức nhất định sẽ làm tan chảy những mảnh vụn thép tái chế và hợp kim. Đến lúc này thép chuyển sang dạng lỏng và được đưa sang lò thổi. Trong lò thổi thép không gỉ được loại bỏ toàn bộ tạp chất carbon nhờ vào sự thổi mạnh của khí oxy và argon.
-
Công đoạn cuối cùng sẽ thực hiện bước gia tăng hợp kim để tạo tính chất hóa học và đảm bảo độ chính xác cho thép. Khi kết thúc quá trình nung chảy, thép không gỉ sẽ được đổ vào khuôn thành dạng thỏi, phôi, thanh, tấm,… Muốn tạo ra những phụ kiện inox này thì các vật kiệu sẽ được cán nóng hoặc rèn tùy theo mục đích sử dụng. Công đoạn sau cùng là tạo bề mặt sáng bóng cho inox bao gồm ủ và tẩy bề mặt đen của thép.
Ứng dụng của phụ kiện Inox
Trong dân dụng:
Khi nhu cầu sử dụng của con người ngày càng cao, vật liệu inox sẽ thay thế dần vật liệu thép đen và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực dân dụng:
-
Thiết bị vật tư y tế
-
Vật liệu trang trí nội thất cho các nhà hàng, khách sạn, ga tàu, bến xe và nơi công cộng….
-
Làm đồ gia dụng như phụ kiện nhà bếp, bồn chứa nước, lò nướng, bếp ga, bếp công nghiệp, dụng cụ nhà bếp, thiết bị khử mùi, thiết bị vệ sinh….
Trong công nghiệp:
Phụ kiện inox được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp, gồm cả công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
Công nghiệp nặng:
-
Công nghiệp đóng tàu, công nghiệp dầu khí (đường khí dẫn dầu và khí ga công nghiệp), công nghiệp luyện clanke ở các nhà máy xi măng.
-
Các công trình thủy điện, các nhà máy hóa chất,…
Công nghiệp nhẹ:
-
Phục vụ các ngành hóa thực phẩm: các nhà máy đồ hộp, nhà máy bia,….
-
Sử dụng để sản xuất các linh kiện inox, các phụ kiện trong xây dựng
-
Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh.
Kiến Thức Vật Liệu Học
Hotline: 0902 303 310
Website: vatlieu.edu.vn